VIDEO CLIPS
Video
Đặc sản Hà tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0915.050.067

Văn phòng - 0915.050.067
Hôm nay: 48 | Tất cả: 210,908
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
VĂN HÓA XÃ HỘI | TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA Bản in
 
Tinh thần Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn sống mãi với quê hương, với non sông, đất nước
Tin đăng ngày: 6/2/2020 - Xem: 592
 

89 năm trôi qua từ ngày nổ ra phong trào đấu tranh cách mạng long trời lở đất của nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh trong hai năm 1930-1931. Phong trào này được gọi bằng cái tên “Xô viết” bởi nó mang tính chất một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, có ý nghĩa cách mạng kiểu mới, cách mạng của nhân dân bị áp bức bốc lột do Đảng cộng sản lãnh đạo.

 

Upload

Xô Viết Nghệ - Tĩnh, cao trao cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo năm 1930 - 1931 .

Cao trào công nông 1930-1931 là cuộc nổi dậy kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ sống còn của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc, chống phong kiến. Về động lực cao trào thể hiện rõ động lực là công nông, lôi kéo các tầng lớp nhân dân tham gia do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Khởi đầu là cuộc đình công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (tháng 2/1930), của 4000 công nhân nhà máy dệt Nam Định (tháng 3/1930), của 400 công nhân nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy (tháng 4/1930). Phong trào được đẩy mạnh từ ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930 khi hoạt động của công nhân từ các nhà máy, hầm mỏ… lan tỏa mạnh mẽ, lúc này ở Hương Sơn có đông đảo quần chúng nhân dân ở làng Tứ Mỹ và các làng lân cận biểu tình tuần hành, rồi tiếp đó có 300 công nhân ở đồn điền Sông Con kéo đến tên chủ đòi tăng lương, giảm giờ làm… Truyền đơn, cờ đỏ xuất hiện ở nhiều nơi như: đình, chùa, trường học và cả nhà tên trị huyện Hương Sơn. Lần đầu tiên trong lịch sử, lá cờ đỏ rộng 1,2m được ông Đinh Linh, người làng Tứ Mỹ (xã Sơn Châu ngày nay) được cẳm trên đỉnh Rú Nầm (hiện lá cờ đang được lưu trữ tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh). Sự kiện này tác động mạnh mẽ đến tinh thần yêu nước của nhân dân Hương Sơn.

Thời gian sau đó, từ tháng 6, tháng 7, tháng 8 có gần hàng trăm cuộc biểu tình nổ ra và đậm nét nhất là bước sang tháng 9năm 1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, Hương Sơn, v.v... làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương (vốn bị coi là bù nhìn ) của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.

 Upload

Tượng đài Xô viết - Nghệ Tĩnh (thị trấn Nghèn - Can Lộc- Hà Tĩnh).

Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương , Nam Đàn , Vinh - Bến Thuỷ , Can Lộc , Thạch Hà , Đức Thọ , Hưng Nguyên , Hương Sơn ...

Các chính quyền xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách cải thiện điều kiện lao động với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này.

Tuy vậy những chính quyền kiểu này chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của thực dân Pháp phối hợp với chính quyền địa phương của triều đình nhà Nguyễn trấn áp làm cho nó tan rã và giải thể. Nhưng, có thể nói sức sống của sự kiện Xô viết gần như là vĩnh hằng.

Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931,là một bản anh hùng ca mở đầu thời dựng Đảng. Trong cao trào này công nông đã vung ra nghị lực phi thường của mình thể hiện rõ tính quyết liệt với khí thế xung thiên của trận cuồng phong cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến và cho dù còn phạm không ít sai lầm ấu trĩ tả khuynh của một đảng còn trẻ tuổi thì nó đã đi vào lịch sử hiện đại Việt Nam như là một cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng. Nhiều bài học kinh nghiệm của nó giúp cho Đảng ta những năm tiếp theo và ngày nay vẫn còn cập nhật trong công cuộc đổi mới. Đó là bài học về sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, bài học về Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân, phát huy năng lực cách mạng của quần chúng nhân dân, bài học về thời cơ cách mạng, bài học về liên minh công nông trong cách mạng Việt Nam.

Những thành tựu mà tỉnh Hà Tĩnh nói chúng, huyện Hương Sơn nói riêng đã đạt được trong 89 năm qua là kết quả của sự nỗ lực, phấn đấu hy sinh của các thế hệ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, của lực lượng vũ trang, đồng thời cũng khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ. Những thành tựu đó là kết quả tất yếu của việc phát huy cao độ những truyền thống tốt đẹp, trong đó có truyền thống Xô Viết Nghệ Tĩnh anh hùng.

Nhân dịp này, đồng chí Trần Văn Kỳ - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn đã thăm hỏi và tặng quà các đồng chí cán bộ hoạt động trước Cách mạng Tháng Tám, hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện, gồm các đồng chí: Lê Mưu, Nguyễn Văn Thư (xã Sơn Bình), Văn Thị Triền (xã Sơn Hà) và Nguyễn Xuân Lưu (xã Sơn Bằng).

 Upload

Đồng chí Trần Văn Kỳ - TUV, Bí thư Huyện ủy và các đồng chí đại diện cấp huyện, xã tặng quà cho cán bộ tiền khởi nghĩa Nguyễn Xuân Lưu

 Upload

Đồng chí Lê Mưu - cán bộ tiền khởi nghĩa (người đứng thứ hai bên trái nhận Huy hiệu 75 năm tuổi đảng)

Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Trần Văn Kỳ bày tỏ lòng biết ơn những đóng góp to lớn mà các cán bộ lão thành cách mạng đã cống hiến vì độc lập, tự do, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí vui mừng khi thấy các cụ tuổi cao (như cụ Lê Mưu đã 95 tuổi tuổi đời - 75 tuổi đảng, cụ Nguyễn Xuân Lưu… ) nhưng vẫn còn minh mẫn, được gia đình chăm sóc phụng dưỡng chu đáo cũng như được cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên thăm hỏi. Thay mặt Ban Thường vụ Huyện ủy, đồng chí Bí thư chúc các cụ sống vui, sống khỏe cùng con cháu; tiếp tục động viên con cháu giữ gìn, nối tiếp truyền thống gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, văn minh./.

 

 
Văn hóa xã hội khác:
Hương Sơn xây dựng 1.596 nhà “Đại đoàn kết” cho người nghèo (24/11/2020)
Sơn Giang đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2019 (21/3/2020)
Hội khuyến học huyện Hương Sơn trao thưởng trao học bổng Quỹ Khuyến học Nguyễn Du (6/2/2020)
Hội thi “Tin học trẻ” lần thứ VIII năm 2019 (6/2/2020)
Đảm bảo an ninh, an toàn trường học - phòng, chống bạo lực học đường (6/2/2020)
Hành trình về địa chỉ đỏ của các Liên đội (6/2/2020)
Trường THPT Lý Chính Thắng tổ chức Ngoại khóa về bảo vệ môi trường và sự biến đổi khí hậu (6/2/2020)
Trường THPT Lê Hữu Trác tổ chức chương trình "Tình nguyện mùa Đông và Tết vì người nghèo" (6/2/2020)
Trường THPT Lý Chính Thắng tổ chức ngoại khóa “Sống với ước mơ và khát vọng” (6/2/2020)
Ngày xuân vãn cảnh đền Đức Mẹ (6/2/2020)
Tứ Mỹ - hào khí sục sôi cách mạng 90 năm còn vang vọng. (6/2/2020)
Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích lịch sử ở huyện Hương Sơn (6/2/2020)
Tinh thần Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn sống mãi với quê hương, với non sông, đất nước (6/2/2020)
Tự hào truyền thống 550 năm Danh xưng Hương Sơn (6/2/2020)
Chợ tết quê tôi (6/2/2020)

Nhung Hươu Hương Sơn Hà Tĩnh
Địa chỉ: Thị trấn Tây Sơn - Hương Sơn - Hà Tĩnh
Điện thoại: 0915.050.067
E-mail: [email protected]
Website: http://huongsonhatinh.com

Tin tức
  • Áo điều hòa quạt gió làm mát Nhật Bản Hà Tĩnh
  • Tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM tới sáng 1/12
  • Siêu bão Goni sắp đổ bộ miền Trung, khả năng gây thêm đ
  • Bão Molave liên tục tăng cấp
  • Hương Sơn quyên góp gần 40 triệu đồng ủng hộ người dân
  • Những trang trại chăn nuôi tiền tỷ ở miền biển Hà Tĩnh
  • Can Lộc ra mắt Tổ hội “Sản xuất cây giống, rau, củ, quả
  • 2 cơ sở làm giò chả ở Hà Tĩnh bị phạt 22 triệu đồng