VIDEO CLIPS
Video
Đặc sản Hà tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0915.050.067

Văn phòng - 0915.050.067
Hôm nay: 47 | Tất cả: 211,212
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
VĂN HÓA XÃ HỘI | DANH NHÂN HƯƠNG SƠN Bản in
 
Đại danh y Lê Hữu Trác - Gương sáng trên bầu trời y học
Tin đăng ngày: 6/2/2020 - Xem: 626
 

Đầu thế kỷ XVIII, xã hội phong kiến Việt Nam quay cuồng trong cơn binh lửa giữa nạn tranh giành quyền lực vua Lê - chúa Trịnh khiến trăm họ lầm than, muôn dân cơ hàn đói rét bệnh tật... Ở thôn Văn Xá, xã Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hưng Yên bấy giờ (nay thuộc xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên), vào năm Canh Tý (1720) ngày 17 tháng 11 âm lịch có một con người được sinh ra mà sau này tên tuổi trở thành ngôi sao sáng của y học cổ truyền và hiện đại Việt Nam. Ông là Đại danh y Lê Hữu Trác.

Upload

Đại danh y Lê Hữu Trác

Sinh thành trong một gia tộc “thế phiệt trâm anh”, ông sớm nổi tiếng tinh anh, thông thạo cả nho, y, lý, số... từ hoàn cảnh xã hội và gia đình Lê Hữu Trác đã chọn cho mình con đường đi khác với nhiều sỹ tử cùng thời. Vào năm Bính Dần (1746), khi ông vừa 26 tuổi, nhân lúc người anh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh để xin ra khỏi quân ngũ, thực sự "bẻ tên cởi giáp" theo đuổi chí hướng nghề thuốc để chữa bệnh cho muôn dân. Bắt tay vào nghề thuốc với vốn tri thức có sẵn từ nhỏ về thiên văn, địa lý, âm dương ngũ hành cộng với phẩm chất thông tuệ có sẵn nên việc học của ông thật nhanh chóng. Ông tâm niệm: "Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên lo tính mạng con người; phải lo cái lo của con người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu người làm nhiệm vụ của mình, không được mưu lợi, kể công". Và suốt đời "làm thuốc" của mình, ông phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện điều đó: “Tôi đã hiến thân cho nghề thuốc nên lúc nào cũng dồn hết khả năng trước thuật rộng rãi để dựng nên ngọn cờ đỏ thắm giữa y trường”.

Ông tận tụy với người bệnh, không quản đêm hôm mưa gió, đường sá xa xôi cách trở hay khi bản thân đang mệt mỏi, ốm đau, ông đều đến tận nơi, xem bệnh cụ thể rồi mới cho thuốc. Bệnh nặng cần mua thuốc tốt, ông sẵn sàng bỏ tiền để cứu bệnh nhân dù biết rằng sau này bệnh nhân không có khả năng hoàn trả. Ông luôn thận trọng và hy sinh cả những thú vui riêng tư thích du ngoạn đây đó ngắm non nước cảnh vật chỉ vì "nhỡ khi vắng mặt ở nhà có người đến cầu bệnh nguy cấp thì phụ lòng trông mong của họ, lỡ nguy hại đến tính mạng...". Ông tôn trọng nhân cách của người bệnh và luôn nghiêm khắc với bản thân mình, giữ tâm hồn luôn trong sáng. Ông là hiện thân của tấm lòng cương trực, chí khí thanh cao, không màng công danh phú quý, không nịnh hót kẻ giàu sang. Khi ông 62 tuổi, vào năm Cảnh Hưng 43 (1782), ông nhận được lệnh chúa triệu về kinh xem mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán. Việc trên đòi đâu dám chống và từ quê mẹ, ông thượng kinh. Chúa Trịnh Sâm gặp ông, tiếp một buổi khen "hiểu sâu y lý", ban thưởng cho ông 20 suất lính hầu và bổng lộc ngang với chức quan Kiểm soát bộ hộ để giữ ông lại. Ông viện lý do không phải vào chầu, để sớm thoát khỏi vòng cương tỏa của quyền thần, danh lợi. Thế nhưng với dân, với đồng nghiệp, với học trò, Hải Thượng Lãn Ông lại là một con người khác. Ông là một tấm gương mẫu mực cho thuật xử thế: "Khi gặp người cùng nghề cần khiêm tốn, hòa nhã, cẩn thận, chớ nên coi rẻ khinh thường, đối với người cao tuổi thì nên cung kính; đối với người có học thì nên tôn thờ như bậc thầy; đối với người cao ngạo thì nên nhún nhường; đối với người non nớt thì nên dìu dắt; giữ lòng như vậy là điều phúc lớn".

44 năm ẩn cư ở Hương Sơn, ông tự nhận mình là “Lãn Ông” - ông già lười về danh lợi, đó là những năm tháng dồn tâm huyết lao động cực nhọc nhất và cũng là thời đoạn phát sáng của Hải Thượng. Vừa chữa bệnh cứu người, vừa miệt mài đọc sách, nghiên cứu về y thuật, y lý, tìm kiếm, khảo cứu, điều chế các loài dược liệu trong vùng, tổng hợp, sáng tạo ra nhiều bài thuốc dân gian, nhiều cách chữa bệnh đơn giản, nhằm cứu nhân, độ thế. Là người đặt nền móng xây dựng y thuật với việc sưu tầm, phát hiện hơn 300 vị thuốc Nam (Lĩnh Nam bản thảo), tổng hợp 2.854 phương thuốc kinh nghiệm đúc kết và tạo nên cuốn Y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển, đề cập từ nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa, thương khoa, truyền nhiễm, cấp cứu đến y đức, vệ sinh phòng bệnh, phương pháp nuôi dưỡng, thậm chí cả chế biến các món ăn dưỡng bệnh... Có thể nói, Y tông tâm lĩnh là tinh hoa của y học nhân loại và y dược cổ truyền Việt Nam. Hàng trăm năm qua, bộ sách được các thế hệ thầy thuốc Việt Nam lấy làm "sách gối đầu giường"; được các nhà khoa học đánh giá là "một kỳ công y học của dân tộc và thế giới". Người đương thời đã nhận xét: “Tiên sinh là bậc tuổi cao, đức dày, có tài làm thuốc của Hiên Viên, Kỳ Bá; có tài làm thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, lại có cái chí nhàn dật, cái tình phong nhã của một bậc cao sỹ. Bao nhiêu nhân văn, tài tử muốn xin theo hầu”.

Ông thanh thản ra đi đúng vào ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791). Tương truyền, trước lúc lâm chung, ông dặn cháu, con thả cánh diều ông thường chơi và buộc ở góc nhà, diều rơi ở đâu thì táng ông ở đấy. Trước phút lâm chung, cánh diều rơi xuống núi Minh Tự (nhân dân trong vùng gọi là núi Cánh Diều). Thuận theo ý nguyện, Mộ Đại danh y được táng tại đây.

Ngày nay, để ghi tạc công ơn to lớn của Đại danh y và chấn hưng, phát triển bền vững di sản vô giá Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác để lại, trong nhiều thập kỷ qua, cùng với hậu duệ dòng họ Lê Hữu, họ Bùi ở quê cha và quê mẹ, Bộ y tế, các Bộ, Ngành Trung ương và địa phương đã dành nhiều công sức trong việc giữ gìn, tôn tạo và phát huy những di sản mà Đại danh y để lại. Tu bổ, tôn tạo quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, không ngừng phát triển nền y dược học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Cuộc đời và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông như một viên ngọc quý được mài giũa không hề gợn một vết bụi trần chói sáng giữa không gian lịch sử u ám. Hào quang ấy đã và đang tỏa sáng xuyên qua các thế kỷ…trọn cả cuộc đời, Lãn Ông đã làm việc hết mình vì niềm vui và hạnh phúc của người khác. Nhớ đến ông là ta mãi nhớ đến hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu người bệnh vô bờ bến. Ông thật xứng đáng là người đã dựng “ngọn cờ đỏ thắm” trong nền y học nước nhà, là tấm gương sáng về y đức và y thuật cho đời sau noi theo.

 
Văn hóa xã hội khác:
Hương Sơn xây dựng 1.596 nhà “Đại đoàn kết” cho người nghèo (24/11/2020)
Sơn Giang đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2019 (21/3/2020)
Hội khuyến học huyện Hương Sơn trao thưởng trao học bổng Quỹ Khuyến học Nguyễn Du (6/2/2020)
Hội thi “Tin học trẻ” lần thứ VIII năm 2019 (6/2/2020)
Đảm bảo an ninh, an toàn trường học - phòng, chống bạo lực học đường (6/2/2020)
Hành trình về địa chỉ đỏ của các Liên đội (6/2/2020)
Trường THPT Lý Chính Thắng tổ chức Ngoại khóa về bảo vệ môi trường và sự biến đổi khí hậu (6/2/2020)
Trường THPT Lê Hữu Trác tổ chức chương trình "Tình nguyện mùa Đông và Tết vì người nghèo" (6/2/2020)
Trường THPT Lý Chính Thắng tổ chức ngoại khóa “Sống với ước mơ và khát vọng” (6/2/2020)
Ngày xuân vãn cảnh đền Đức Mẹ (6/2/2020)
Tứ Mỹ - hào khí sục sôi cách mạng 90 năm còn vang vọng. (6/2/2020)
Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích lịch sử ở huyện Hương Sơn (6/2/2020)
Tinh thần Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn sống mãi với quê hương, với non sông, đất nước (6/2/2020)
Tự hào truyền thống 550 năm Danh xưng Hương Sơn (6/2/2020)
Chợ tết quê tôi (6/2/2020)

Nhung Hươu Hương Sơn Hà Tĩnh
Địa chỉ: Thị trấn Tây Sơn - Hương Sơn - Hà Tĩnh
Điện thoại: 0915.050.067
E-mail: [email protected]
Website: http://huongsonhatinh.com

Tin tức
  • Áo điều hòa quạt gió làm mát Nhật Bản Hà Tĩnh
  • Tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM tới sáng 1/12
  • Siêu bão Goni sắp đổ bộ miền Trung, khả năng gây thêm đ
  • Bão Molave liên tục tăng cấp
  • Hương Sơn quyên góp gần 40 triệu đồng ủng hộ người dân
  • Những trang trại chăn nuôi tiền tỷ ở miền biển Hà Tĩnh
  • Can Lộc ra mắt Tổ hội “Sản xuất cây giống, rau, củ, quả
  • 2 cơ sở làm giò chả ở Hà Tĩnh bị phạt 22 triệu đồng