Theo Đông y, nhung hươu có vị ngọt, mặn, tính ấm, khi được kết hợp chung với rượu sẽ có tác dụng bổ thận tráng dương mạnh mẽ, dùng cho các trường hợp suy giảm chức năng sinh lý, thận dương hư, liệt dương, hoạt tinh, đau lưng… Đặc biệt nhung hươu tươi ngâm rượu còn giúp bổ sung dinh dưỡng cho xương chắc khỏe, có khả năng phục hồi thể trạng cơ thể, cải thiện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Vậy phải chế biến và sử dụng nhung hươu ngâm rượu như nào để phát huy được hiệu quả tốt nhất của vị thuốc quý này?
1.Giới thiệu về nhung hươu
- Nhung hươu, nai ( hay còn được gọi là lộc nhung) là sừng non của hươu đực hoặc nai đực.
- Vào mùa xuân lộc nhung nhú lên, khi đạt độ dài, kích thước tiêu chuẩn sẽ được cắt về.
- Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới.
- Sừng non khi mới mọc sẽ ngắn, mềm, chưa phân nhánh, sờ thấy mịn vì có lông nhung mềm, bóng, màu vàng hồng hoặc vàng nâu, dày hơn ở phía đầu sừng, chứa rất nhiều mạch máu, gọi là huyết nhung. Sừng non bắt đầu phân nhánh ngắn gọi là nhung yên ngựa, có đầu tròn múp, hơi cong queo, lông thưa, hơi to.
- Huyết nhung và nhung yên ngựa là quý nhất. Nhung cắt xong cần chế biến ngay vì để lâu dễ bị thối hỏng.
2. Tác dụng của nhung hươu
- Bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, mạnh gân xương, giúp cơ thể lâu già, tăng tuổi thọ;giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm vết thương chóng lành.
- Chữa di tinh, liệt dương, rối loạn sinh lý nam giới.
- Chữa suy nhược thần kinh, hen suyễn mạn tính, ù tai, mắt mờ, đau gối, đau lưng, băng huyết, rong kinh, bạch đới, mồ hôi trộm.
- Tăng cường thể chất, giảm mỡ.
- Giúp sảng khoái tinh thần, cơ thể khỏe mạnh, ăn nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân.
- Trẻ em dùng nhung hươu, nai làm cơ thể cứng cáp, mau lớn, chóng biết đi.
- Dùng tốt cho người có bệnh đau dạ dày, người mới ốm dậy hay phụ nữ có thai.
3. Cách sơ chế nhung hươu tươi
Nhung cắt được cần chế biến ngay vì nhiều máu và chất thịt, để lâu dễ bị thối và giòi bọ. Có nhiều cách chế biến nhung tươi khi vừa cắt. Sau đây là 1 số cách thông dụng
Cách 1:
- Đem cặp nhung ngâm vào rượu 1 đêm. Khi ngâm chú ý đế chỗ cắt lên trên cho chất tốt trong nhung không ra hết vào rượu.
- Hôm sau rang cát cho nóng vừa, để vào 1 cái ống ở giữa để cặp nhung, vẫn để chỗ cắt lên phía trên.
- Cát nguội lại đổ ra thay cát mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhúng nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Cứ làm như vậy cho đến khi khô.
- Cất vào hộp có nắp kín trong đó có gạo rang hay vôi chưa tôi để giữ cho khô ráo. Có nơi người ta thay cát bằng gạo rang. Sau khi nhung khô người ta dùng gạo đấy nấu cháo.
Cách 2:
- Chỉ tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô, sau đó lại tẩm rượu rồi sấy khô.
- Làm như vậy đến khi nhung khô kiệt là được. Nếu làm không cẩn thận nhung có thể bị nứt chảy máu ra kém giá trị.
- Thường công việc chế biến nhung đòi hỏi 2-3 ngày.
- Một cặp nhung nặng 800g, khi khô chỉ còn chừng 250g.
- Trước khi dùng còn cần phải bỏ hết lông bằng cách: nung 1 cái dùi sắt hay miếng sắt cho đỏ lăn xung quanh cho cháy hết lông.
- Sử dụng nhung hươu ngâm rượu
3. Cách chế biến nhung hươu ngâm rượu
Sau khi có nhung tươi, cạo sạch lông, lau sạch toàn bộ nhung (trừ chỗ cắt) bằng rượu gừng (một phần gừng tươi, giã nát ngâm với 5 phần rượu 35 – 40 độ), để khô.
Thái nhung và cho vào bình thủy tinh có thể tích thích hợp.
Đổ ngập rượu 35 – 40 độ, ngâm lần 1 khoảng 3 tháng, sau đó chắt rượu ra một bình khác. Đổ thêm rượu vào bình lại ngâm tiếp lần 2, lần 3 trong khoảng 3 – 4 tuần.
Mỗi lần ngâm nhung hươu với khoảng 700- 800ml rượu.
Gộp dịch của 3 lần ngâm lại, bổ sung rượu có nồng độ nói trên cho đủ 2,5 hoặc 3 lít sao cho thể tích rượu thành phẩm đạt gấp 8-10 lần nhung (thể tích/trọng lượng).
Nếu ngâm ít, có thể sử dụng rượu nhung ngay sau lần ngâm thứ nhất. Còn hai lần sau gộp lại, dùng tiếp.
4. Cách sử dụng nhung hươu ngâm rượu
Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi
- Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát)
- Hoài sơn 40 g (giã nát).
- Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày.
- Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.
Hoặc
- Nhung hươu khô thái hoặc chẻ ra
- Đem ngâm với rượu ngon 40 độ
- Tỉ lệ: (100gr nhung hươu khô ngâm với 1- 1,5 lít rượu)
- Sau 1 tháng là uống được, uống mỗi ngày 1- 2 lần, mỗi lần khoảng 20ml
Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, ăn uống kém:
- Lộc nhung 20-40g.
Ngâm rượu 7 ngày, uống dần.
Lưu ý khi sử dụng nhung hươu ngâm rượu
Tuy nhung hươu rất tốt nhưng một số đối tượng không nên sử dụng rượu nhung hươu như phụ nữ có thai, người tăng huyết áp, đang cho con bú và trẻ nhỏ.
Không dùng nhung hươu, nai trong những trường hợp bệnh cao huyết áp, đái đường, xơ cứng mạch máu, viêm thận, hẹp van tim, tiêu chảy, máu nóng sinh mụn nhọt, ở ngứa.
Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
Phải biết cách chế biến để nhung hươu có tác dụng tốt và không bị sinh thêm bệnh. Nếu không cạo lông nhung đúng cách ngâm rượu chất bổ viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
Để dùng nhung hươu ngâm rượu có hiệu quả bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng sinh lý bạn chỉ cần uống 1-2 chén vào mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều cơ thể khoẻ hơn