Các nhà khoa học đã chứng minh rằng kali là một trong những nguyên tố đa lượng quyết định độ ngọt của trái cây .Tuy nhiên kali cũng có nhiều dạng để đạt được mong muốn cao nhất về độ brix thì chúng ta nên chọn phân bón kali nào ?
Phân Kali được chia ra làm 4 loại sau
Phân Kali Clorua (KCl) hay phân MOP: trong phân hàm lượng Kali nguyên chất (50 – 60%) và một ít muối ăn NaCl
+ Dạng bột màu hồng, màu xám đục hoặc xám trắng, kết tinh hạt nhỏ, độ rời tốt, dễ sử dụng + Phân chua sinh lý, dễ kết dính khi ẩm gây khó sử dụng + Độ hòa tan tốt giúp cây trồng dễ hấp thụ
Phân Kali Sunfat (K2SO4) hay phân SOP: trong phân chứa hàm lượng Kali nguyên chất (45 – 50%) và lưu huỳnh (S) 18%
+ Dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng + Dễ tan trong nước, ít hút ẩm + Phân chua sinh lý, nếu sử dụng trong 1 thời gian dài trên đất sẽ làm tăng độ chua của đất
Kali Magiê sulphat có hàm lượng K2O (20 – 30%): MgO (5 – 7%): S (16 -22%)
+ Dạng tiêu chuẩn và dạng hạt, không chứa clo và muối + Là loại phân đa dinh dưỡng cung cấp cả Kali hòa tan cao, lưu huỳnh và magiê + Không làm thay đổi pH của đất
Kali Nitơrat hay NOP: + Dạng tinh thể, dạng viên
Với việc chia ra làm 4 loại trên thì bón phân kali cho trái cây buộc phải sử dụng kali sulfate , tuyệt đối tránh sử dụng phân bón có chứa Kali đỏ (Kali Clorua) và cần phun các loại phân bón có chứa Kali ở dạng Sulfate hay hữu cơ như: Delta-K, Combi-M, Deltaforlia-K hay Greendelta-19 định kỳ 20-30 ngày/lần, đặc biệt khi các cây này từ khi có hoa/bông đến lúc thu hoạch thì phun thường xuyên hơn và nồng độ có thể cao hơn.
Lưu ý khi bón phân Kali – Bón Kali chia ra làm nhiều lần để hạn chế bị rửa trôi. Bón trong suốt mùa vụ: không nên tập trung bón 1 lần vào lúc mới gieo trồng hoặc chỉ bón vào giai đoạn tăng trưởng, ra hoa, kết quả – Phân Kali có thể dùng để bón lót bằng cách trộn và đất. Hoặc bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào thời gian cây ra hoa, kết quả, tạo củ. – Bón Kali nên kết hợp với các loại phân bón khác
Trên đây chúng ta có thể nhận thấy rằng để tăng độ ngọt của trái cây thì việc cần phải làm là bón phân kali cho cây .Trên đây là kinh nghiệm của rất nhiều người dân hi vọng các bạn sẽ thành công
|