VIDEO CLIPS
Video
Đặc sản Hà tĩnh
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0915.050.067

Văn phòng - 0915.050.067
Hôm nay: 52 | Tất cả: 210,912
LIÊN KẾT FACEBOOK
 
TIN TỨC | TIN TỨC HƯƠNG SƠN Bản in
 
Mô hình trồng rau sắng tại Hương Sơn, Mỹ Đức lợi ích kép
Tin đăng ngày: 25/2/2020 - Xem: 378
 

Không biết từ khi nào, rau sắng đã trở thành món ăn nổi tiếng của núi rừng Hương Sơn, là món quà không thể thiếu của du khách thập phương mỗi khi hành hương về miền đất này.

Những năm gần đây, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tích cực phát triển mô hình trồng rau sắng gắn với bảo vệ rừng giúp người dân nâng cao thu nhập. Quan trọng hơn, đây còn là phương án bảo tồn nguồn gene quý của loại đặc sản này.

Giá trị kinh tế cao

Với diện tích 1ha rau sắng 10 năm tuổi, hàng năm, gia đình anh Nguyễn Văn Lâm, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn luôn có thu nhập ổn định. Hiện nay, vườn rau sắng nhà anh cho thu hoạch khoảng 50 - 60kg/vụ.Mô Hình Trồng Rau Sắng Tại Hương Sơn, Mỹ Đức Lợi Ích KépVới giá bán trung bình từ 250.000 - 1.000.000 đồng/kg, gia đình anh có thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm. Tương tự, gia đình chị Trịnh Thị Chính ở thôn Yến Vỹ đang nhận giao khoán 91ha rừng từ Ban Quản lý (BQL) rừng đặc dụng Hương Sơn, trong đó có khoảng 3ha trồng rau sắng xen kẽ với tre, bương.

Ngoài thu nhập từ rừng, mỗi năm, gia đình chị còn thu nhập khoảng 60 triệu đồng từ rau sắng. "Cây rau sắng rất khó trồng, nhưng lại không tốn nhiều công chăm sóc, trong khi giá trị kinh tế cao nên hầu hết các hộ dân ở đây đều trồng với diện tích lớn" - chị Chính chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Duy Giáp - Giám đốc BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, rau sắng vốn là cây mọc tự nhiên trên vách đá. Không giống như các loại rau khác, rau sắng từ khi trồng đến khi được thu hoạch lần đầu phải mất ít nhất 5 năm, những năm tiếp theo mới cho thu hoạch ổn định. "Do phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng nên chỉ ở núi rừng Hương Sơn, rau sắng mới sinh trưởng, phát triển và cho chất lượng tốt nhất" - ông Giáp khẳng định.

Ông Vương Văn Hiến - Bí thư Đảng ủy xã Hương Sơn cho biết, thời gian thu hoạch rau sắng rất ngắn. Một năm chỉ có một mùa, bắt đầu từ trung tuần tháng Hai đến hết tháng 3 âm lịch. Lúc đầu mùa, giá bán rau sắng lên tới 1 triệu đồng/kg.

Do vậy, ngoài những diện tích rừng do BQL rừng đặc dụng Hương Sơn giao cho các hộ dân, nhiều gia đình còn chủ động trồng rau sắng trên diện tích đất rừng của cha ông để lại. Hiện nay, cả xã Hương Sơn có hơn 30 hộ trồng rau sắng, với số lượng hàng ngàn cây có độ tuổi từ 8 - 40 năm đang cho thu hoạch. Trung bình mỗi năm, toàn xã thu được hàng tỷ đồng nhờ phát triển loại cây đặc sản này.

Tiếp tục nhân rộng

Để khôi phục và phát triển cây rau sắng, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với BQL rừng đặc dụng Hương Sơn lập dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn", trong đó có cây rau sắng.

Dự án được triển khai trên diện tích khoảng 250ha, trong đó, chỉ tính riêng diện tích cây rau sắng trồng mới khoảng 170ha và cải tạo là 30ha. Trong quá trình triển khai dự án, BQL thường xuyên mở các lớp tập huấn, cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân nhằm khuyến khích bà con mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Duy Giáp cho biết, cây rau sắng không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương, mà còn có tác dụng nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển rừng.

Do đó, việc khôi phục, cải tạo và phát triển loại cây này là rất cần thiết. Tuy nhiên, rau sắng hiện chỉ được bán tại địa phương, chủ yếu phục vụ cho du khách trẩy hội nên chưa có cơ hội vươn ra thị trường tại các tỉnh, thành lân cận. Thêm nữa, trong quá trình thực hiện dự án, xã Hương Sơn còn gặp không ít khó khăn về kinh phí cho đầu tư, hỗ trợ người dân mở rộng diện tích.

Xã Hương Sơn cần tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế gắn với phát triển rừng. Đặc biệt, coi cây rau sắng là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp du lịch hiệu quả.

Cùng với đó, BQL rừng đặc dụng Hương Sơn phối hợp chặt chẽ với địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, đồng thời, tiếp tục hỗ trợ đối với các hộ dân nhận giao khoán rừng để người dân thêm "yêu" rừng, tích cực bảo vệ và chăm sóc rừng - Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

 
Tin tức khác:
Áo điều hòa quạt gió làm mát Nhật Bản Hà Tĩnh (18/5/2023)
Tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM tới sáng 1/12 (1/12/2020)
Siêu bão Goni sắp đổ bộ miền Trung, khả năng gây thêm đợt mưa lớn (31/10/2020)
Bão Molave liên tục tăng cấp (27/10/2020)
Hương Sơn quyên góp gần 40 triệu đồng ủng hộ người dân vũng lũ (22/10/2020)
Những trang trại chăn nuôi tiền tỷ ở miền biển Hà Tĩnh (28/9/2020)
Can Lộc ra mắt Tổ hội “Sản xuất cây giống, rau, củ, quả” (12/9/2020)
2 cơ sở làm giò chả ở Hà Tĩnh bị phạt 22 triệu đồng (7/9/2020)
Dê Boer mở hướng chăn nuôi mới cho người dân miền núi Hà Tĩnh (3/9/2020)
Hà Tĩnh đề cử 3 sản vật tham gia hành trình quảng bá TOP đặc sản Việt Nam (18/8/2020)
Công an Hương Sơn phát hiện một lượng gỗ vô chủ tập kết trái phép (12/8/2020)
Rộn ràng khí thế chào mừng đại hội Đảng bộ huyện Hương Sơn khóa XXIII (1/8/2020)
Biển Thiên Cầm, hồ Kẻ Gỗ sẽ đưa du lịch Cẩm Xuyên “cất cánh” (23/7/2020)
Nuôi hươu sao thu hàng chục triệu đồng mỗi vụ ở Hà Tĩnh (15/7/2020)
10 danh lam thắng cảnh phải ghé thăm ở Hà Tĩnh (13/7/2020)

Nhung Hươu Hương Sơn Hà Tĩnh
Địa chỉ: Thị trấn Tây Sơn - Hương Sơn - Hà Tĩnh
Điện thoại: 0915.050.067
E-mail: [email protected]
Website: http://huongsonhatinh.com

Tin tức
  • Áo điều hòa quạt gió làm mát Nhật Bản Hà Tĩnh
  • Tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM tới sáng 1/12
  • Siêu bão Goni sắp đổ bộ miền Trung, khả năng gây thêm đ
  • Bão Molave liên tục tăng cấp
  • Hương Sơn quyên góp gần 40 triệu đồng ủng hộ người dân
  • Những trang trại chăn nuôi tiền tỷ ở miền biển Hà Tĩnh
  • Can Lộc ra mắt Tổ hội “Sản xuất cây giống, rau, củ, quả
  • 2 cơ sở làm giò chả ở Hà Tĩnh bị phạt 22 triệu đồng